Nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ sức khỏe tinh thần trở nên cấp thiết, hoạt động tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý được nhiều người tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý có sự khác biệt rõ ràng về phương pháp tiếp cận, mục tiêu, mối quan hệ giữa chuyên gia và thân chủ. Bài viết này sẽ phân tích làm rõ sự khác nhau giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý, giúp bạn có cái nhìn thấu đáo và lựa chọn dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhu cầu bản thân.
Giới thiệu về tư vấn và tham vấn tâm lý
Định nghĩa chung về tư vấn và tham vấn tâm lý.
Tư vấn tâm lý là thuật ngữ được mọi người tiếp nhận nhiều hơn và họ sử dụng khi có nhu cầu tìm đến nhà tâm lý. Tư vấn tâm lý là hoạt động mà cá nhân có chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý tư vấn, định hướng người có vấn đề tâm lý có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Có thể hiểu, người tư vấn tâm lý giống như người dẫn dắt, chỉ đường khi bạn đang gặp khó khăn.
Tham vấn tâm lý là hình thức hỗ trợ tâm lý chuyên sâu cho thân chủ mà người có chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm sâu sắc giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ. Người tham vấn tâm lý đóng vai trò là người lắng nghe, sẻ chia và hỗ trợ thân chủ trong việc tự định hướng cho các vấn đề của mình.
Như vậy, việc hiểu rõ khái niệm của hai hoạt động trên rất quan trọng để bạn lựa chọn sự hỗ trợ phù hợp hơn.

Tư vấn tâm lý là gì?
Tư vấn tâm lý là một hoạt động đóng góp ý kiến, đưa ra lời khuyên của nhà tâm lý đến người có vấn đề tâm lý, dựa trên những hiểu biết, kiến thức, và kinh nghiệm để giúp họ giải quyết vấn đề của mình.
Nhà tư vấn tâm lý đóng vai trò chủ động, tích cực còn với thân chủ thì thụ động nghe theo lời khuyên, hướng dẫn của nhà tư vấn. Hoạt động này được diễn ra một chiều từ phía nhà tư vấn tâm lý và trong một thời gian ngắn nhất định.
Mục đích và phạm vi của tư vấn tâm lý.
Người tư vấn tâm lý đưa ra các lời khuyên, giải pháp thực tế để giúp cá nhân đối phó với các vấn đề tức thời, rõ ràng và liên quan đến hoàn cảnh cụ thể.
Tư vấn tâm lý tập trung đưa lời khuyên, thông tin và các giải pháp thực tế để cá nhân vượt qua khó khăn cấp bách hiện tại. Tư vấn tâm lý thường về các vấn đề như:
- Các vấn đề về bản thân: công việc, học tập, định hướng cuộc sống, quan điểm, quyết định;
- Các vấn đề về tình huống cụ thể: khó khăn giao tiếp, xung đột về lợi ích,…;
- Các vấn đề về phát triển kỹ năng mềm;
- Các vấn đề về tâm lý: stress, lo âu, lo lắng,…
Các tình huống thường áp dụng tư vấn tâm lý
- Tư vấn hướng nghiệp: Khi bạn muốn chuyển đổi công việc hoặc lĩnh vực làm việc nhưng chưa biết nhận thức bản thân cần gì, tìm kiếm công việc mới,…;
- Tư vấn học đường (vấn đề học tập, chọn trường,…): Khi bạn băn khoăn lựa chọn ngành nghề phù hợp, trường đại học, sở thích và xu hướng thị trường lao động phù hợp mục tiêu hoặc gặp khó khăn về phương pháp học tập,…;
- Tư vấn về kỹ năng sống: Bạn cần cải thiện kỹ năng trong công việc học tập, cần sự hỗ trợ để đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống,…;
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến công việc: Xung đột trong mối quan hệ đồng nghiệp, áp lực công việc, áp lực tài chính, quản lý thời gian,…
Tham vấn tâm lý là gì?
Dựa theo Hiệp Hội Tham Vấn Hoa Kỳ (ACA), tham vấn tâm lý là một mối quan hệ chuyên nghiệp với mục đích truyền sức mạnh cho các cá nhân, gia đình và nhóm người để họ đạt được mục tiêu về sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất, học vấn và sự nghiệp.
Theo Unicef, “Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách thấu hiểu và nhìn nhận được nhận thức, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”.
Tham vấn tâm lý tập trung vào quá trình trị liệu có sự mở đầu, diễn biến, kết thúc đồng thời cần có sự tương tác tích cực từ thân chủ và nhà tham vấn.
Mục đích và phạm vi của tham vấn tâm lý
Trong quá trình trị liệu, nhà tham vấn tâm lý tìm kiếm tiềm năng trong thân chủ bằng cách khơi gợi cảm xúc và hành động tích cực nơi thân chủ nhằm giúp thân chủ nhận thức rõ hơn về vấn đề hiện tại và có thể tự quyết vấn đề của mình. Nhà tham vấn tâm lý đóng vai trò là người đồng hành, thấu hiểu và hỗ trợ thân chủ tự khám phá và tự tìm ra giải pháp cho chính mình.
Phạm vi tham vấn tâm lý cho thân chủ là các vấn đề phức tạp, sâu sắc hơn như:
- Các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo âu, stress, rối loạn tâm thần, cảm xúc,…);
- Các vấn đề về mối quan hệ (gia đình, tình yêu, bạn bè, xã hội);
- Các vấn đề về sang chấn tâm lý (sự kiện đau buồn, bất lợi thời thơ ấu);
- Các vấn đề về phát triển bản thân và khám phá tiềm năng.
Các tình huống thường áp dụng tham vấn tâm lý
- Các vấn đề về cảm xúc: Khi bạn trải qua các triệu chứng trầm cảm, mất năng lượng, bị ám ảnh bởi lo lắng quá mức, gặp rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), có hành vi ăn uống bất thường,…;
- Các vấn đề về mối quan hệ: Bạn gặp khó khăn về việc hòa hợp trong hôn nhân, mâu thuẫn cha mẹ, con cái, khó hòa nhập với tập thể,…;
- Các vấn đề về sang chấn tâm lý: Tai nạn nghiêm trọng, thiên tai, chiến tranh, hoặc các trải nghiệm đau thương khiến bạn có trải nghiệm tiêu cực;
- Các vấn đề về phát triển bản thân và khám phá tiềm năng: Bạn gặp khủng hoảng về giá trị hiện sinh, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, mất phương hướng,…
So sánh giữa tư vấn và tham vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý | Tham vấn tâm lý | |
Phương pháp tiếp cận | Nhà tư vấn tập trung vào vấn đề, tình huống cụ thể để cung cấp lời khuyên và đưa ra giải pháp dựa trên kiến thức chuyên môn. | Nhà tham vấn tập trung vào cảm xúc, hành vi để hỗ trợ thân chủ tự khám phá và tự giải quyết vấn đề của mình qua các phương pháp trị liệu như: trò chuyện, trị liệu biểu đạt (expressive therapy), trị liệu nghệ thuật, trị liệu âm nhạc,… |
Thời gian và quy trình | Thường ngắn hạn, có thể chỉ trong một hoặc vài buổi gặp. | Thường dài hạn, đòi hỏi quá trình tương tác liên tục. |
Mối quan hệ giữa chuyên gia và thân chủ | Mối quan hệ chuyên gia – khách hàng, tư vấn viên – người được tư vấn tập trung vào việc truyền đạt kiến thức. | Mối quan hệ nhà tham vấn – thân chủ, mối quan hệ hợp tác, đồng hành, tạo điều kiện cho thân chủ tự khám phá. |
Kết quả mong đợi | Thân chủ nhận được lời khuyên, giải pháp cụ thể từ chuyên gia. | Thân chủ phát triển kỹ năng tự nhân thức và tự giải quyết vấn đề bản thân. |
Khi nào cần tìm đến dịch vụ tư vấn – tham vấn tâm lý?
Nhận biết sớm những dấu hiệu, tình huống có thể giúp bạn chủ động tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Về cảm xúc:
- Khó kiểm soát cảm xúc, cảm xúc thay đổi thất thường, khó đoán, hoặc bị “mắc kẹt” trong những cảm xúc, trải nghiệm tiêu cực kéo dài liên tục và không thuyên giảm dù bạn đã cố gắng tự giải quyết;
- Mất hứng thú, cảm giác về ý nghĩa cuộc sống, mất phương hướng, hoài nghi về mục đích sống, và cảm thấy mất động lực phát triển.
Về hành vi:
- Thay đổi trong giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ quá nhiều, ngủ không sâu giấc, hoặc thường xuyên gặp ác mộng;
- Thay đổi trong ăn uống: bỏ bữa, ăn quá nhiều, ăn kiêng quá khắt khe;
- Thu mình, cô lập và né tránh giao tiếp xã hội, các hoạt động xã hội;
- Lạm dụng chất kích thích để đối phó để trốn tránh cảm xúc tiêu cực hoặc giảm đau khổ tinh thần;
- Hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc từng có suy nghĩ về tự tử hoặc làm hại người khác. Đây là tình huống khẩn cấp cần tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Các tình huống cấp thiết:
- Khi bạn cảm thấy mất phương hướng, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa;
- Khi bạn muốn phát triển bản thân, khám phá tiềm năng nhưng chưa nhận thức bản thân cần điều gì;
- Khi bạn gặp khó khăn trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các vấn đề trong mối quan hệ tình cảm;
- Sự kiện sang chấn tâm lý chưa được giải quyết (bất lợi thời thơ ấu, lạm dụng, bạo lực, mất mát, tai nạn, các biến cố khác) và cảm thấy những vết thương tâm lý đó vẫn đang ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại;
- Đã cố gắng tự giải quyết vấn đề bằng nhiều cách nhưng tình hình không cải thiện, hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn nhận thấy mình có một hoặc nhiều dấu hiệu trên hoặc đang trải qua những tình huống khó khăn, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn tâm lý.

Dịch vụ tư vấn và tham vấn Tâm lý tại Viện Tâm lý IPRTA
IPRTA tự hào là một trong những trung tâm hàng đầu cung cấp dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý, hỗ trợ mọi đối tượng từ trẻ em, thanh thiếu niên, đến người trưởng thành. Các dịch vụ tham vấn tâm lý gồm tham vấn tâm lý học đường, tham vấn người lớn, tham vấn hướng nghiệp, tham vấn cặp đôi, hôn nhân, gia đình,…

Với các phương pháp khoa học, cá nhân hóa và đội ngũ chuyên gia tâm lý tận tâm, trung tâm Tham vấn tâm lý IPRTA giúp khách hàng vượt qua những khó khăn về tâm lý như lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bản thân một cách bền vững.
Tùy thuộc vào vấn đề và nhu cầu cụ thể, bạn có thể tìm đến hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý để được hướng dẫn và giải quyết vấn đề, hoặc lựa chọn tham vấn tâm lý để có một hành trình khám phá và chữa lành sâu sắc hơn.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý phù hợp là một bước quan trọng để mỗi chúng ta có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn liên quan đến sức khỏe tinh thần, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Quý anh chị có thể đặt lịch hẹn với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý IPRTA theo hai cách:
- Điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây hoặc
- Liên hệ trực tiếp qua hotline/zalo 090 696 28 56 của Viện để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết
Chăm sóc sức khỏe tâm lý là một hành trình cần sự đồng hành và thấu hiểu. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.
Tài liệu tham khảo
- InPsychOut, Tham Vấn Tâm Lý: Một Sự Thay Thế Tốt Cho Tiến Sĩ Lâm Sàng?, trên trang https://www.inpsychout.com/ipo-blog/tham-van-tam-ly
- Psychology Today (2023). Psychologist vs Therapist vs Counselor: What Are the Differences?. Retrieved from https://www.psychologytoday.com/intl/basics/therapy/psychologist-vs-therapist-vs-counselor

Viện Trưởng Nguyễn Thị Thùy Dung
Viện Trưởng Nguyễn Thị Thùy Dung không chỉ là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học mà còn là người tiên phong trong nghiên cứu và đào tạo tâm lý ứng dụng tại Việt Nam. Sinh ngày 20/01/1982 tại Đắk Lắk, quê quán Bình Định, chị đã không ngừng nỗ lực để đạt được thành tựu xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tâm lý học và giáo dục mầm non.
Là người sáng lập và điều hành Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Ứng dụng Tâm lý (IPRTA), chị Dung đã dành trọn tâm huyết của mình cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển các phương pháp hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt, cũng như đào tạo đội ngũ chuyên gia tâm lý. Không chỉ giới hạn trong vai trò viện trưởng, chị còn sáng lập Trường Mầm non Em Bé Hạnh Phúc và Hệ thống trung tâm giáo dục, nhân văn, tủ sách Tâm lý “Ước Mơ Của Mẹ”, góp phần nâng cao nhận thức về tâm lý trẻ em trong cộng đồng.