[Khóa đào tạo offline] Kỹ năng can thiệp hiệu quả dành cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

IPRTA hân hạnh giới thiệu:

KỸ NĂNG CAN THIỆP HIỆU QUẢ DÀNH CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Chương trình giúp phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ hiểu rõ hơn về cách ứng phó và hỗ trợ trẻ mắc ADHD. Cũng như thành thạo các kỹ năng can thiệp cơ bản và có thể áp dụng linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Đồng thời, gia đình và nhà trường phối hợp hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ

KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG CAN THIỆP HIỆU QUẢ DÀNH CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

 

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ 

Điền thông tin đăng ký tại biểu mẫu phía trên.

Chuyển khoản học phí theo yêu cầu dưới đây:

  • Phí tham dự1.200.000 VNĐ/người
  • Thông tin chuyển khoản: Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Ứng dụng Tâm lý
  • Số tài khoản: 31010002890215
  • Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
  • Nội dung: DTADHD2 _ Họ và Tên _ Số điện thoại

 

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI THAM DỰ 

  • Phụ huynh, người chăm sóc trẻ
  • Giáo viên mầm non, Giáo viên đặc biệt
  • Chuyên viên tâm lý, Công tác xã hội 
  • Sinh viên chuyên ngành Tâm lý, Giáo dục đặc biệt, Công tác xã hội

 

THỜI GIAN ĐÀO TẠOHÌNH THỨC HỌC 

  • Dự kiến: Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
  • Thời gian: Từ 09h00 – 17h00
  • Hình thức tham gia: Trực tiếp
  • Địa điểm: Văn phòng đại diện Viện IPRTA – 18B Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

 

DIỄN GIẢ

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Minh Triết

  • Nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh (2011 – 2018)
  • Bác sĩ Y khoa – đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (1997)
  • Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng – đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kết hợp với Trường Tâm lý thực hành Paris (Pháp) (2014)
  • Tiến sĩ tâm lý Đại học Quốc gia Australia (2024)

 

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu chung:

Chương trình giúp phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ hiểu rõ hơn về cách ứng phó và hỗ trợ trẻ mắc ADHD. Cũng như thành thạo các kỹ năng can thiệp cơ bản và có thể áp dụng linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Đồng thời, gia đình và nhà trường phối hợp hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ bao gồm:

  • Hiểu biết sâu sắc về ADHD và hành vi của trẻ: Giúp phụ huynh và giáo viên, người chăm sóc trẻ hiểu rõ đặc điểm hành vi của trẻ mắc ADHD không liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ hoặc ADHD do rối loạn phổ tự kỷ chức năng cao.
  • Xây dựng kỹ năng can thiệp hiệu quả: Hướng dẫn phụ huynh, giáo viên, người chăm sóc trẻ cách lựa chọn và thiết lập mục tiêu can thiệp cụ thể cho từng hành vi của trẻ, dựa trên các phương pháp can thiệp được công nhận quốc tế.
  • Phát triển hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi không mong muốn: Trang bị các kỹ năng khuyến khích hành vi tích cực, giảm thiểu hành vi tiêu cực của trẻ một cách khoa học và bền vững.
  • Hỗ trợ và phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường: Phụ huynh người chăm sóc trẻ học cách phối hợp hiệu quả với giáo viên và nhà trường để tạo môi trường học tập thân thiện và hỗ trợ tốt nhất cho trẻ.
  • Tăng cường sự tự tin và khả năng làm chủ tình huống của phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ: Giúp phụ huynh, giáo viên, người chăm sóc trẻ cảm thấy tự tin và có đủ năng lực khi đồng hành cùng con trong hành trình phát triển và vượt qua thử thách.

 

NỘI DUNG DỰ KIẾN

STT Nội dung
1

1. Hiểu biết cơ bản về ADHD và hành vi của trẻ

  • Các triệu chứng và biểu hiện chính của ADHD ở trẻ
  • Phân biệt ADHD không do rối loạn phổ tự kỷ và ADHD do rối loạn phổ tự kỷ chức năng cao
  • Tác động của ADHD lên sự phát triển và khả năng học tập của trẻ
2

2. Phương pháp lựa chọn mục tiêu can thiệp cho trẻ ADHD

  • Xác định hành vi cần can thiệp và các tiêu chí chọn mục tiêu can thiệp
  • Cách thiết lập mục tiêu cụ thể, khả thi và phù hợp với nhu cầu của trẻ
  • Luyện tập cách phân tích tình huống và xác định yếu tố kích hoạt hành vi của trẻ
3

3. Kỹ thuật khuyến khích hành vi tích cực

4

4. Kỹ năng quản lý và giảm thiểu hành vi không mong muốn

5

5. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ trẻ ADHD

6

6. Thực hành tình huống và chia sẻ kinh nghiệm

  • Thực hành các tình huống cụ thể trong quá trình can thiệp
  • Phân tích và giải quyết các tình huống thường gặp với trẻ ADHD
  • Chia sẻ kinh nghiệm thực tế và trao đổi phương pháp giữa các phụ huynh,  giáo viên và người chăm sóc trẻ

Phương thức giảng dạy:

  • Sử dụng hình thức thảo luận nhóm, mô phỏng tình huống, và thực hành tại lớp
  • Hướng dẫn bài tập về nhà để phụ huynh, giáo viên và người chăm sóc trẻ thực hành kỹ năng cùng trẻ

 

QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN SAU KHI THAM GIA KHÓA HỌC

  • Học viên tham gia khóa học được cấp GCN tham gia khóa học do Viện IPRTA cấp
  • Người học nhận được các tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo để giúp học viên tiếp tục nghiên cứu và phát triển sau khóa học
  • Viện IPRTA sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và khó khăn học viên gặp phải trong quá trình thực hành
  • Ưu tiên đăng ký và các chính sách ưu đãi người học tham gia các khóa học chuyên sâu do IPRTA tổ chức

 

ƯU ĐÃI CỦA KHÓA HỌC

  • Ưu đãi 10% cho học viên đăng ký từ trước ngày 15/11/2024
  • Ưu đãi 20% cho học viên đăng ký từ nhóm 2 người trở lên, hoặc học viên đã đăng ký các khóa học trước của Viện IPRTA trước ngày 15/11/2024
  • Ưu đãi 20% cho học viên khi tham gia các khóa học tiếp theo.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ với chúng tôi về khóa học:

  • Số điện thoại: 090 696 28 56
  • Email: info@iprta.vn
KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG CAN THIỆP HIỆU QUẢ DÀNH CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)