KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 THÁNG 11

Vào ngày 18 tháng 11 vừa qua, Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Ứng dụng Tâm lý (IPRTA) đã tổ chức Buổi Tọa đàm và Tri ân Thầy cô ngành Tâm lý học tại trụ sở Viện ở phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức.
Đến tham dự chương trình có các Giáo sư và Giảng viên ngành Tâm lý cùng đội ngũ Giảng viên kỹ năng sống và Chuyên gia tham vấn Trị liệu của Thành phố. Đặc biệt có thể kể đến sự tham dự của các thầy cô được xem là những cây đại thụ của ngành giáo dục và nghiên cứu Tâm lý học – Tâm thần học:
  • GS. TS. Minoru Karasawa. Giáo sư ngành Khoa học Nhận thức và Tâm lý học của Đại học Nagoya, Nhật Bản. Thầy hiện là Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Châu Á (AASP).
  • GS. TS. Nguyễn Khắc Thuần. Nhà Sử học, Nhà nghiên cứu Văn hóa Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trang phục Việt.
  • Tiến sỹ – Chuyên gia Tâm lý – Lý Thị Mai.
  • Nhạc trưởng, Chuyên gia Âm nhạc trị liệu – Hoàng Điệp.
  • Bác sỹ Tâm Thần Kinh và Khuyết tật Phát triển – Phan Thiệu Xuân Giang.
Chương trình bắt đầu với chuyến tham quan và giới thiệu về cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, và ứng dụng Tâm lý học mà Viện IPRTA đang thực hiện, bao gồm Phòng Can thiệp Tâm Vận Động (Psycho Motor), Phòng Trị liệu Âm nhạc (Music Therapy), Phòng Can thiệp Trị liệu cho Trẻ có nhu cầu đặc biệt (Trung tâm Ước Mơ Của Mẹ)Phòng làm việc của Hội đồng khoa học Viện IPRTA.
Phòng Can thiệp Tâm Vận Động (Psycho Motor)


Phòng Trị liệu Âm nhạc (Music Therapy)


Phòng Can thiệp Trị liệu cho Trẻ có nhu cầu đặc biệt (Trung tâm Ước Mơ Của Mẹ)

Tiếp theo chuỗi hoạt động là chương trình Tọa đàm với chủ đề “Lịch sử – Văn hóa – Tâm lý học trong bối cảnh Việt Nam và Châu Á.” Nội dung Tọa đàm bắt đầu với việc chia sẻ của GS. người Nhật Minoru về những điểm giống và khác trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học ở Việt Nam và Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh yếu tố văn hóa cần phải được cân nhắc kỹ khi tiến hành nghiên cứu và nhận định các kết quả để đánh giá đúng các điều kiện và mức độ xuất hiện một biểu hiện tâm lý.

GS. TS. Minoru Karasawa. Giáo sư ngành Khoa học Nhận thức và Tâm lý học của Đại học Nagoya, Nhật Bản. Thầy hiện là Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Châu Á (AASP)

GS. Nguyễn Khắc Thuần đã chia sẻ bổ sung thêm cho góc nhìn của GS. Minoru, và có được sự ủng hộ từ câu hỏi và câu trả lời của các chuyên gia tâm lý đến tham dự chương trình.

GS. TS. Nguyễn Khắc Thuần. Nhà Sử học, Nhà nghiên cứu Văn hóa Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trang phục Việt.

Tiến sỹ – Chuyên gia Tâm lý – Lý Thị Mai

Nhạc trưởng, Chuyên gia Âm nhạc trị liệu – Hoàng Điệp

Tiếp theo, BS. Phan Thiệu Xuân Giang đã đặt cho GS. Minoru câu hỏi về việc đánh giá cách tiếp cận tâm lý học theo ‘biểu hiện’ hoặc ‘triệu chứng’ (symptom), mà hiện nay là theo những mô hình nghiên cứu của phương Tây, liệu có phù hợp hoặc chính xác với biểu hiện hành vi của con người xã hội Châu Á nói chung. Để trả lời câu hỏi này, GS. Minoru đã trích dẫn một kết quả nghiên cứu của ĐH Stanford (Mỹ), về việc liệu có nên ‘Thúc đẩy SV Châu Á đứng lên phát biểu & trình bày trong môi trường ĐH Mỹ và sự tương quan với hiệu suất công việc giữa SV Mỹ và Châu Á‘. Câu trả lời này đã chỉ ra sự khác biệt văn hóa hành vi của phương Tây và phương Đông, từ đó chỉ ra gợi ý rằng, Việt Nam đang là môi trường mới và mở cho việc nghiên cứu những nội hàm của Tâm lý học cơ bản mà Thế giới đã có hoặc đang phát triển.

Bác sỹ Tâm Thần Kinh và Khuyết tật Phát triển – Phan Thiệu Xuân Giang

Nội dung tọa đàm cũng thảo luận về năng lực nghiên cứu văn hóa, xã hội nói chung và ngành tâm lý học nói riêng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, và đồng thời gửi gắm định hướng chung tay cùng phát triển các thế hệ nghiên cứu sinh trẻ, đạo đức, và tài giỏi để giúp nền học thuật và năng lực ứng dụng tâm lý học Việt Nam có thể được Thế giới biết đến và công nhận.

Buổi lễ kết thúc với nội dung tri ân các Thầy cô và Giảng viên ngành Tâm lý. Chương trình tuy ngắn vỏn vẹn trong 03 giờ đồng hồ, nhưng đã để lại ấn tượng cho các chuyên gia và khách tham dự về mức độ sâu sắc, cởi mở và nghiêm túc trong các nội dung tọa đàm; và cả ở tình cảm và lòng tri ân sâu sắc mà Viện IPRTA đã gửi gắm đến các bậc tiền bối, các giảng viên ngành tâm lý của TPHCM, với lời cầu chúc sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho các thế hệ tiếp sau.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023.
——————————————————————-

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG TÂM LÝ (IPRTA)

Institute for Psychological Research, Training and Application

YOUR MIND WE CARE

Facebook: https://www.facebook.com/iprta.vn

Website: https://iprta.vn

Hotline: 0906 96 28 56

Địa chỉ: số 48 đường số 7, KDC Phú Hữu, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.