Chuyên đề tâm lý học đường

NỘI DUNG

Các chuyên đề tâm lý cung cấp kiến thức và hiểu biết về tâm lý lứa tuổi học sinh, sự phát triển cảm xúc và xã hội.
Đây là cơ hội để học sinh phát triển kỹ năng sống, nâng cao giáo trị đạo đức, chăm sóc sức khỏe tinh thần và tăng cường ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Ý NGHĨA

Hiểu biết về tâm lý học đường giúp học sinh phát triển lành mạnh về mặt tinh thần, giảm những vấn đề tiêu cực và tạo điều kiện để các em có thể tập trung vào học tập.
Đồng thời, nó giúp giáo viên và phụ huynh hiểu và hỗ trợ học sinh tốt hơn, xây dựng mối quan hệ thân thiện, từ đó góp phần xây dựng môi trường học đường hạnh phúc.

Phát triển kỹ năng sống thực tế

Giúp học sinh hiểu và thực hành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như: chăm sóc bản thân, ứng xử với các tình huống xã hội, quản lý cảm xúc và stress, quản lý thời gian, xây dựng kỷ luật cá nhân, …

Nâng cao nhận thức về giá trị sống và đạo đức

Giúp học sinh nhận ra các giá trị đạo đức cốt lõi như lòng trung thực, sự tôn trọng, lòng biết ơn và tinh thần trách nhiệm.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm lý

Khi có dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần như: mức độ lo lắng cao, mất động lực hoặc hứng thú với các hoạt động, thay đổi tâm trạng đột ngột, mất ngủ không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ, buồn chán kéo dài, tức giận khó kiểm soát, đây là những dấu hiệu chỉ báo cần lưu tâm mà trẻ cần được giúp đỡ kịp thời.

Tạo động lực học tập và phát triển bản thân

Rối loạn ảnh hưởng đến khả năng phối hợp vận động khiến trẻ gặp khó khăn trong thực hiện các kỹ năng vận động tinh và thô. Trẻ thường vụng về trong di chuyển, chậm phát triển các kỹ năng tự chăm sóc, và gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng ảnh hưởng đến học tập, tham gia hoạt động thể thao, và kỹ năng sống hàng ngày.​

Phòng ngừa các vấn đề tiêu cực trong học đường

Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp - xã hội có thể khó kết bạn, hạn chế giao tiếp bằng mắt, và không hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc và phản ứng không phù hợp với các tình huống xã hội. Những khó khăn này có thể dẫn đến cảm giác cô lập và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.​

Tăng cường ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội

Giáo dục học sinh về tầm quan trọng của sự đóng góp và trách nhiệm đối với xã hội, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, và giúp đỡ cộng đồng.

ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC
các rối loạn tâm lý và năng lực học tậP

NỘI DUNG

Với đội ngũ chuyên gia phối hợp đa ngành có nhiều kinh nghiệm như bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhi khoa.

Áp dụng các phương pháp sàng lọc, quan sát, chẩn đoán tiên tiến, có chứng cứ khoa học, phù hợp với trẻ em Việt Nam.

Chương trình này thực hiện việc đánh giá và sàng lọc các rối loạn tâm lý ở học sinh như lo âu, trầm cảm, hoặc rối loạn hành vi. Đồng thời, xem xét khả năng học tập của từng học sinh để phát hiện các khó khăn trong quá trình học, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Ý NGHĨA

- Giúp phát hiện sớm các rối loạn tâm lý và học tập, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp và hỗ trợ hiệu quả​

- Giúp phụ huynh hiểu rõ hơn những vấn đề mà con họ đang đối mặt​​

- Nhà trường tiếp cận kịp thời các biểu hiện bất thường từ học sinh, sinh viên và tư vấn cho gia đình​​

Điều này giúp tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thành tích học tập của học sinh, đảm bảo rằng mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối ưu trong một môi trường học đường an toàn và hạnh phúc.​

TẠI IPRTA CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ

Đánh giá sàng lọc rối loạn phát triển thần kinh

Giúp học sinh hiểu và thực hành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như: chăm sóc bản thân, ứng xử với các tình huống xã hội, quản lý cảm xúc và stress, quản lý thời gian, xây dựng kỷ luật cá nhân, …

Đánh giá sàng lọc học đường

Trong quá trình học tập, ở một số trẻ thể gặp khó khăn so với các bạn bè đồng trang lứa như: khó ghép vần, khó khăn khi làm theo hướng dẫn hoặc thói quen học tập, lẫn lộn các từ cơ bản khi đọc, gặp khó khăn khi học các khái niệm toán học cơ bản, khó đọc hiểu hoặc cã kỹ năng toán, gặp rắc rối với các câu hỏi kiểm tra kết thúc mở và các vấn đề về từ, xây dựng câu, đoạn văn, tạo lập văn bản...

Đánh giá rối nhiễu tâm lý

Khi có dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần như: mức độ lo lắng cao, mất động lực hoặc hứng thú với các hoạt động, thay đổi tâm trạng đột ngột, mất ngủ không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ, buồn chán kéo dài, tức giận khó kiểm soát, đây là những dấu hiệu chỉ báo cần lưu tâm mà trẻ cần được giúp đỡ kịp thời.

THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

NỘI DUNG

IPRTA có đội ngũ chuyên gia, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong mảng Tham vấn tâm lý học đường cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho học sinh cũng như phụ huynh đang gặp khó khăn về mặt tinh thần.

Với đội ngũ chuyên gia phối hợp đa ngành có nhiều kinh nghiệm như bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhi khoa. Áp dụng các phương pháp sàng lọc, quan sát, chẩn đoán tiên tiến, có chứng cứ khoa học, phù hợp với trẻ em Việt Nam.

Ý NGHĨA

Đây là không gian an toàn để học sinh có thể chia sẻ những lo lắng, áp lực hoặc các vấn đề cá nhân một cách tự do mà không bị phán xét. Nhờ đó, các em có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề của mình, đồng thời học được cách quản lý cảm xúc và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

Điều này giúp giảm thiểu căng thẳng và lo âu, tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên

THAM VẤN CÁ NHÂN

Tư vấn cá nhân 1 : 1

Học sinh gặp gỡ chuyên viên tâm lý để trò chuyện, chia sẻ và tìm hướng giải quyết cho các vấn đề cá nhân

Phát hiện sớm các rối loạn tâm lý

Qua quá trình tham vấn, các chuyên viên sẽ phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Tư vấn gia đình

Khi cần thiết, phụ huynh sẽ được mời tham gia các buổi tư vấn để hỗ trợ học sinh trong việc giải quyết các vấn đề xuất phát từ môi trường gia đình.

THAM VẤN NHÓM

Tham vấn nhóm nhỏ (4-6 học sinh)

Học sinh sẽ được tham gia vào các buổi trò chuyện nhóm do chuyên viên tâm lý hướng dẫn, xoay quanh các chủ đề như quản lý căng thẳng, tự tin, giải quyết mâu thuẫn, và giao tiếp hiệu quả.

Câu lạc bộ hỗ trợ

Tạo lập các nhóm học sinh với những vấn đề tương đồng (ví dụ: nhóm hỗ trợ học sinh bị bắt nạt, nhóm học sinh gặp khó khăn về học tập) để các em có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau dưới sự giám sát của chuyên viên tâm lý.

TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG  NGHỀ NGHIỆP

NỘI DUNG

Chương trình này tập trung vào việc cung cấp thông tin và tư vấn về các lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về sở thích, khả năng cũng như mục tiêu của bản thân. Từ đó, học sinh có thể đưa ra các quyết định hợp lý cho con đường học tập và nghề nghiệp tương lai.

Ý NGHĨA

Định hướng nghề nghiệp là yếu tố quan trọng giúp học sinh:
- Có mục tiêu học tập rõ ràng​
- Giảm bớt lo lắng về tương lai​
- Tăng cường động lực và sự tự tin​
- Nhà trường tiếp cận kịp thời các biểu hiện bất thường và tư vấn cho gia đình​
Khi học sinh có kế hoạch cụ thể và sự hướng dẫn đúng đắn, các em sẽ cảm thấy an tâm, từ đó tăng cường cảm giác hạnh phúc trong quá trình học tập và phát triển.​

KHOÁ ĐÀO TẠO  GIÁO VIÊN &
NHÂN VIÊN QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC

Kiến thức cơ bản về tâm lý học đường

- Tổng quan về các vấn đề tâm lý thường gặp ở học sinh (lo âu, stress, trầm cảm, khó khăn học tập, bắt nạt…) 

- Tâm lý phát triển theo độ tuổi và các giai đoạn trưởng thành của học sinh.

Nhận diện và can thiệp sớm các vấn đề tâm lý

Cách nhận diện dấu hiệu lo lắng, trầm cảm, xung đột gia đình hoặc các yếu tố tâm lý khác ảnh hưởng đến học sinh.

Kỹ năng lắng nghe, đồng cảm và phản hồi hiệu quả khi học sinh gặp khó khăn.

Hỗ trợ học sinh vượt qua khủng hoảng

Kỹ năng làm việc cùng phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác với đội ngũ chuyên gia tâm lý học đường để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Phối hợp với gia đình và chuyên viên tâm lý

Kỹ năng làm việc cùng phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác với đội ngũ chuyên gia tâm lý học đường để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Tổng quan về kỹ năng sống

Khái niệm và vai trò của kỹ năng sống trong sự phát triển toàn diện của học sinh.

Các nhóm kỹ năng sống cơ bản: giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, làm việc nhóm, và quản lý cảm xúc.

Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống

Sử dụng các phương pháp giảng dạy tương tác và thực hành, giúp học sinh học qua trải nghiệm.

Cách thiết kế bài giảng kỹ năng sống thú vị, phù hợp với lứa tuổi và khả năng của học sinh.

ng dụng các tình huống thực tế trong giảng dạy để học sinh hiểu rõ và thực hành được các kỹ năng cần thiết.

Đánh giá và phát triển kỹ năng sống

Phương pháp đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình phát triển kỹ năng sống.

Kỹ năng đưa ra phản hồi tích cực và động viên học sinh phát huy khả năng.

Kỹ năng giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Hướng dẫn học sinh cách giải quyết mâu thuẫn, đối phó với áp lực từ bạn bè, gia đình và trường học.

Xây dựng các hoạt động nhóm để học sinh học cách làm việc và giải quyết vấn đề chung.

Quản lý căng thẳng và cân bằng cuộc sống

Tìm hiểu về các nguyên nhân gây căng thẳng trong công việc và cuộc sống.

Hướng dẫn các phương pháp quản lý và giảm căng thẳng, như kỹ thuật thở sâu, thiền, và tập thể dục.

Cách sắp xếp thời gian hiệu quả để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Nhận diện và can thiệp sớm các vấn đề tâm lý

Tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần.

Cách phát hiện và xử lý sớm các dấu hiệu của kiệt sức và trầm cảm trong công việc.

Phát triển sự tự tin, kiên định và tư duy tích cực để vượt qua những áp lực hàng ngày.

Xây dựng mối quan hệ tích cực tại nơi làm việc

Cách xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tích cực, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

Thảo luận nhóm về cách tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm thiểu căng thẳng trong giao tiếp và hợp tác.

Tăng cường động lực và đam mê trong giảng dạy

Các chiến lược khơi dậy và duy trì động lực làm việc, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.

Kết nối với mục tiêu và giá trị cá nhân để tìm thấy niềm vui và sự hài lòng trong giảng dạy.

CÁC GÓI DỊCH VỤ